Giới thiệu đôi nét về bộ môn
Tên Tiếng Việt: Bộ môn Dược liệu
Tên Tiếng Anh: Department of Pharmacognosy
Năm thành lập: 2008
Chức năng và nhiệm vụ
Giảng dạy: Bộ môn Dược liệu đảm nhận giảng dạy các lĩnh vực sau đây:
Thực hành dược khoa 3 (Cơ sở ngành): kỹ năng đọc – viết tên thuốc theo La tinh. Biết cách nhận diện, thành phần, công dụng và cách dùng của các cây thuốc .
Dược liệu (Chuyên ngành): Các hợp chất tự nhiên trong dược liệu: cấu trúc, tính chất, phương pháp kiểm nghiệm.
Dược cổ truyền (Chuyên ngành): Các nguyên lý và học thuyết trong y học cổ truyền, các phương pháp sao tẩm chế biến các vị thuốc.
Sản xuất thuốc 1(Chuyên ngành): Các phương pháp chiết xuất, bào chế cao thuốc và chuẩn hóa cao, kiểm nghiệm các thành phẩm thuốc từ dược liệu.
Phương pháp nghiên cứu dược liệu (Chuyên ngành): Các kỹ năng chống nhầm lẫn, chiết xuất phân lập thường dùng trong nghiên cứu dược liệu.
Chuyên đề dược liệu (Chuyên ngành): Các kỹ năng nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa thực vật, khảo sát hoạt dược liệu, xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu.
NCKH: Giảng viên thực hiện đề tài khoa học công nghệ các cấp thuộc lĩnh vực chuyên môn của bộ môn và lĩnh vực khoa học giáo dục.
Định hướng Nghiên cứu chính của Bộ môn giai đoạn 2018-2020
Chiết xuất, phân lập, xác định cấu trúc các hoạt chất nhằm nghiên cứu thành phần hóa học trong dược liệu.
Sàng lọc sinh học trên một số mô hình chống oxy hóa, chống tiểu đường, kháng khuẩn…, phân lập các chất tinh khiết từ phân đoạn có tác dụng mạnh.
Sàng lọc in silico các chất có khả năng ức chế bơm ngược đề kháng kháng sinh ở vi khuẩn.
Định hướng Nghiên cứu chính của Bộ môn giai đoạn 2021-2023
Nghiên cứu điều chế chất chuẩn từ dược liệu dùng cho kiểm nghiệm dược liệu và tiêu chuẩn hóa. Thiết lập chất chuẩn phục vụ cho việc tiêu chuẩn hóa và kiểm nghiệm dược liệu bằng các phương pháp phân tích hiện đại, phù hợp với quy trình kiểm nghiệm của các nước phát triển như HPLC-ELSD, HPLC – PDA hay LC – MS.
Xây dựng các tiêu chuẩn trong đánh giá chất lượng dược liệu. Xây dựng quy trình định tính, định lượng dược liệu bằng các phương pháp hiện đại như HPLC, UPLC…
Bắt đầu phân lập và xác định cấu trúc các carbohydrat.
Nghiên cứu tác dụng kháng ung thư và tăng sức đề kháng của một số dược liệu.
Chiết xuất và phân lập các chất từ dược liệu định hướng ức chế bơm ngược ở vi khuẩn
Hướng dẫn SV: Giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và thực hiện đồ án, khóa luận tốt nghiệp phù hợp với định hướng nghiên cứu của bộ môn.
Ngoài ra, bộ môn còn chịu trách nhiệm chủ nhiệm câu lạc Thảo Dược NTT của trường (thành lập năm 2018).
Những thành tích đạt được
NCKH: Bộ môn thực hiện nhiều đề tài khoa học mang tính ứng dụng. Nhiều bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, nổi bật như:
“Virtual Screening for Novel Staphylococcus aureus NorA Efflux Pump Inhibitors from Natural Products” của ThS. Phan Thiện Vy đăng trên Medicinal Chemistry, 2015
“Xây dựng quy trình định lượng acid amin trong chế phẩm bằng phương pháp quang phổ huỳnh quang” của Th.S Nguyễn Tường Vân đăng trên Tạp chí Dược học, 2015
“Khảo sát đặc điểm thực vật học và đặc điểm di truyền của cây quăng (Alangium salviifolium (L.f.) Wangerin, Alangiaceae) tại Việt Nam” của ThS. Bùi Hoàng Minh đăng trên Tạp chí Dược học, 2018
“The Effects of 2,4-Dihydroxy-6-methoxy-3,5-dimethylchalcone from Cleistocalyx operculatus Buds on Human Pancreatic Cancer Cell Lines” của ThS Bùi Hoàng Minh đăng trên Molecules, 2019
“Isolation Kaempferol from Ginkgo biloba leaves by preparative column chromatography” của ThS Nguyễn Tường Vân đăng trên Asian Journal of Chemistry Vol31(2019)
“Phân lập glinosid C và spergulacin A từ phần trên mặt đất của cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) DC.)” của ThS. Nguyễn Thị Thu Hiền đăng trên Tạp chí Dược học 2019
Cơ sở vật chất, giáo trình: Bộ môn có 02 phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ trang thiết bị máy móc, thiết bị phục vụ nhu cầu thiết yếu trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học như tủ sấy, lò nung, tủ hood, hệ thống cô quay áp suất giảm, bếp cách thủy, cân chính xác, hệ thống chiết Soxhlet, bình ngấm kiệt, máy đo quang, hệ thống cột sắc ký,… Ngoài ra, bộ môn còn có một vườn dược liệu với hơn 100 cây thuốc nam.
Hiện nay, bộ môn đã hoàn toàn chủ động được giáo trình thực hành. Giáo trình lý thuyết được tham khảo từ Đại học Dược Hà Nội và Đại học Y Dược TP.HCM để phục vụ giảng dạy lý thuyết và nghiên cứu khoa học. Các giảng viên bộ môn tự xuất bản giáo trình “Dược cổ truyền” được xây dựng với sự giúp đỡ của cố vấn. Bộ môn đã xây dựng ngân hàng học liệu e-learning cho học phần Dược cổ truyền.
Các khen thưởng:
Giảng viên và nhân viên của Bộ môn đạt được danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và lao động tiên tiến hàng năm.
S Bùi Hoàng Minh – Giải nhất phương pháp giảng dạy hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy Khoa Dược – Trường đại học Nguyễn Tất Thành năm 2017
S Bùi Hoàng Minh – Giải nhì và ba phong trào văn nghệ năm 2017, giải ba phong trào văn nghệ hàng năm 2018
Giải nhì và khuyến khích Poster tại Hội nghị khoa học khoa Dược NTTU lần thứ 1/2017
Giải ba Giải thưởng khoa học Sinh viên Eureka năm 2017
Giải ba đôi nam, đôi nữ bộ môn cầu lông năm 2017