NCKH và Hợp Tác Quốc Tế

Về đề tài, bài báo

Bên cạnh công việc chính là giảng dạy, các thầy cô trong khoa cũng hăng say nghiên cứu khoa học. Những giảng viên lâu năm đều có công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học hoặc được nghiệm thu ứng dụng trong thực tiễn.

Năm 2011, GS.TS. Nguyễn Văn Thanh – Trưởng khoa Dược phối hợp cùng TS. Huỳnh Thị Ngọc Lan (Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh) thực hiện đề tài “Chế tạo màng trị bỏng và tổn thương mất da từ cellulose vi khuẩn phối hợp với hoạt chất mau lành vết thương từ dầu mù u và tinh dầu tràm”; đề tài nghiên cứu này đã đạt giải 3 Hội thi sáng tạo kỹ thuật TP.HCM năm 2012.

Năm 2012 – 2013, các giảng viên trẻ cũng có nhiều đề tài chất lượng tốt, thể hiện được năng lực và lòng say mê khoa học; tiêu biểu là đề tài của ThS.Võ Thị Thu Hà “Khảo sát tác dụng điều trị bệnh trĩ của dầu mù u”; ThS.Võ Thị Ngọc Mỹ “Nghiên cứu quy trình thu nhận và định lượng caroteinoid từ một số chủng Bacillus sp.” (đề tài thuộc dự án Colospore).

Đến năm 2014, một số đề tài nổi bật như đề tài của ThS. Nguyễn Thị Ngọc Yến: “Nghiên cứu cải thiện độ ổn định của nấm men Sacchromyces boulardii để dùng làm nguyên liệu cho chế phẩm probiotic”; đề tài “Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa một số hợp chất sử dụng làm chất đối chiếu trong kiểm nghiệm tạp chất liên quan đến cephalexin” của ThS.Bùi Trương Đính.

Năm 2015, ThS. Phan Thị Thanh Thủy thực hiện đề tài: “Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cao chiết Piper betle L., Piperaceae.”; ThS. Lê Quang Hạnh Thư với đề tài: “Phân lập, định danh và khảo sát hoạt tính sinh học của hệ endophyte từ cây thông đỏ lá dài Taxus wallichiana Zucc., Taxaceae” và đề tài “Khảo sát tác động giảm đau nọc thô và các phân đoạn nọc rắn cạp nong Việt Nam Burgarus fasciatus” của DS. Nguyễn Thị Thùy Trang.

Năm 2016, ThS. Nguyễn Đăng Khoa có đề tài “Xây dựng quy trình phân lập và đánh giá chất chuẩn anethol và acid shikimic từ Đại hồi Lạng Sơn”; ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu có đề tài “Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng Clonidin trong thuốc dán và trong huyết tương thỏ”; ThS.Nguyễn Ngọc Sao Mai có đề tài “Đánh giá sinh khả dụng miếng dán scopolamine trên người tình nguyện so với Ariel®”.

Đến năm 2018, khoa đã có 60 đề tài giảng viên cấp trường, 252 đề tài sinh viên, 01 đề tài cấp Bộ. Về đề tài giảng viên, tiêu biểu là các đề tài “Nghiên cứu hoạt tính sinh học được tạo bởi vi nấm nội sinh phân lập từ các cây họ Rutaceae và Zingiberaceae” của TS.Võ Thị Ngọc Mỹ; đề tài “Chọn lọc và nuôi cấy một số chủng vi tảo lục ở một số vùng ven biển Việt Nam cho hàm lượng carotenoid cao” của ThS.Võ Hồng Trung;  ; đề tài “Tiêu chuẩn hóa và thử nghiệm lâm sàng chế phẩm gạc mù u” của ThS.Nguyễn Thị Hồng Phúc; đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc hạ lipid huyết trên bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương” của ThS. Ngô Ngọc Anh Thư. Về đề tài sinh viên, một số đề tài tiêu biểu như: “Khảo sát độc tính cấp và tác động giảm đau của cao chiết cây Nở ngày đất (Gomphrena celosioides Mart., Amaranthaceae)” (2016-2017) của sinh viên Trần Ngọc Tín, “Khảo sát hoạt động Marketing nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI) của công ty Astra Zeneca tại một số nhà thuốc trên địa bàn Tp.HCM” (2016-2017) của sinh viên Nguyễn Hồng Thiên Phú; “Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của dịch chiết lá cà chua ( Lycopersicon esculentum Mill.), Tầm bóp (Physalis angulata L.) và cà nút áo (Solanum torvum Sw.)” (2016-2017) của sinh viên Nguyễn Quỳnh Ngân,…

nghien cuu khoa hoc 1

BCN Khoa chụp ảnh lưu niệm cùng các khách mời và giảng viên tham gia Hội nghị

Từ năm 2008 – 2018, khoa cũng đã có nhiều bài báo trong nước và quốc tế, trong đó tiêu biểu là: “Estalishment of a standardized mouse model of hepatic fibrosis for biomedical research”, đăng trên Tạp chí Biomedical research and Therapy của GS.TS Nguyễn Văn Thanh, “Accumulation of lipid in Dunaliella salina under Nutrient Starvation Condition” đăng trên Tạp chí American Journal of Food and Nutrition của ThS. Võ Hồng Trung, “Proactive personality and behavior according to the theory of reasoned action” của ThS. Huỳnh Tân; “Khảo sát tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao chiết từ củ nghệ (Curcuma longa) phòng ngừa tổ thương gan do rượu gây ra trên dòng tế bào HepG2” đăng trên Tạp chí Y học Tp.HCM của ThS. Nguyễn Lê Thanh Tuyền; “Khảo sát điều kiện nuôi cấy của chủng R-TN3 phân lập từ cây Riềng (Alpinia chinensia Rosc.)”, đăng trên Tạp chí Y học Tp.HCM của TS. Võ Thị Ngọc Mỹ, “Chiết xuất, phân lập Imperatorin từ rễ bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) làm chất đối chiếu”, đăng trên Tạp chí dược học của ThS. Lê Thị Hải Đường, “Ứng dụng kỹ thuất DNA barcoding trong định danh một số giống đương quy đang lưu hành tại Việt Nam” đăng trên Tạp chí dược học của ThS. Nguyễn Thị Ngọc Yến, “Nghiên cứu bào chế vi cầu amoxicilin kết dính sinh học tại dạ dày” đăng trên Kỷ yếu hội nghị khoa học nghiên cứu ứng dụng y dược vào thực tiễn của ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương…

nghien cuu khoa hoc 2

GS.TS. Nguyễn Văn Thanh phát biểu khai mạc Hội nghị

Năm năm gần đây, trường và khoa đặc biệt quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên. Nghiên cứu khoa học trở thành bắt buộc, được giảng viên chú ý, đầu tư công sức và nghiên cứu khoa học còn được xem là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá xếp loại cũng như xét thi đua khen thưởng giảng viên hàng năm.

nghien cuu khoa hoc 3

Sinh viên báo cáo Poster với ban giám khảo Hội nghị

Chính vì coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và có những chính sách ưu tiên, đãi ngộ thỏa đáng cho lĩnh vực này mà trong những năm gần đây, khoa Dược đã nở rộ nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc thuộc các cấp. Giảng viên trong khoa cũng đã tham gia viết bài cho các báo, tạp chí trong và ngoài nước. Đã có nhiều bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí dược học, Tạp chí dược liệu, Tạp chí công nghệ sinh học, Tạp chí khoa học và công nghệ, Tạp chí hóa học… Nhiều bài nghiên cứu của giảng viên được chọn báo cáo ở Hội nghị khoa học toàn quốc, Hội nghị khoa học quốc tế và đăng ở các tạp chí nước ngoài như: International Journal of Applied Science and Technology, American Journal of Environmental Science, Wulfenia Journal, North American Journal of Aquaculture, Journal of Plant Sciences, Journal of Nutrition and Health, Journal of Applied & Environmental Microbiology…

Về tham dự Hội nghị, Hội thảo

Giảng viên – cán bộ nhân viên khoa Dược rất tích cực tham gia các Hội nghị, Hội thảo chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu. Trong đó có hội nghị – hội thảo về thuốc – sức khỏe, ứng dụng y dược vào thực tiễn; cũng có hội nghị về nghiên cứu khoa học, quản lí giáo dục, chương trình đào tạo và Đảm bảo chất lượng. Đặc biệt, thầy cô khoa Dược còn tham gia các hội thảo mang tính thời sự nóng bỏng như hội thảo: “Kết nối nhà khoa học và doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững trước Industry 4.0”, “Quốc tế về Đại học 4.0 – Nền tảng giáo dục đại học thế kỷ 21”, “Khoa học quốc tế xu hướng phát triển giáo dục trong thế giới toàn cầu hóa”, “Giáo dục 4.0 và AUN-QA Framework”, “Seminar mở về mô hình giáo dục 4.0”… Qua tham dự hội thảo, hội nghị, giảng viên – cán bộ nhân viên không những được nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng viết bài báo mà còn có cơ hội được trao đổi kinh nghiệm quản lí, phương pháp giảng dạy thời đại 4.0, từ đó thích ứng nhanh với việc chuẩn hóa và hội nhập.

nghien cuu khoa hoc 4

Lãnh đạo nhà trường tặng hoa lưu niệm cho Ban giám khảo Hội nghị

Tháng 8/2017, Tổ Nghiên cứu khoa học đã tổ chức thành công Hội nghị Khoa học cấp trường với sự tham gia của toàn thể giảng viên trong khoa. Hội nghị nhằm định hướng phát triển nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn của khoa trong giai đoạn 2017-2020; bên cạnh đó, còn giúp hỗ trợ cho sinh viên tìm hiểu các kiến thức cần thiết trong quá trình thực hiện khóa luận, tăng cường trao đổi học thuật và công bố kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Y Dược.

nghien cuu khoa hoc 5

PGS.TS Trần Thị Hồng-Phó Hiệu trưởng trao đỗi kinh nghiệm tại Hội thảo

Định hướng phát triển của trong giai đoạn 2017 – 2020

Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng được đẩy mạnh, năm 2017 với 25 đề tài sinh viên xoay quanh các lĩnh vực: bào chế thuốc, tìm nguồn nguyên liệu làm thuốc… Hoạt động định hướng nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên làm khóa luận cũng được đẩy mạnh thông qua các buổi tư vấn, hội thảo; khoa đã triển khai hướng dẫn khóa luận sinh viên xoay quanh các chuyên ngành chính như: sản xuất thuốc, quản lý dược, dược lâm sàng, hóa dược, dược lý…Đến tháng 11/2017, Tổ Nghiên cứu khoa học cũng đã tổ chức thành công Hội thảo về đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường nâng cao và đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên trong Khoa, giúp các giảng viên trao đổi học thuật và kỹ năng giảng dạy, chú trọng tương tác với sinh viên.Hội nghị cũng đã tạo điều kiện cho các khoa gặp gỡ, giao lưu trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội hợp tác nghiên cứu – ứng dụng Y dược vào thực tiễn; với 11 bài báo cáo xoay quanh các lĩnh vực Y dược như: Những điều cần biết khi sử dụng Linh chi, Tiềm năng của liệu pháp tế bào gốc trung mô từ mô mỡ trong điều trị xơ gan; Khảo sát sự tồn tại của gen kháng thuốc (ARGs) trong mẫu bùn và E.coli phân lập từ mẫu bùn bể tự hoại; Khảo sát tác động chống đông máu của một số toxin tách từ nọc Bò cạp; Xây dựng quy trình phân lập và đánh giá chất chuẩn acid shikimic từ Đại hồi (Illicium verum Hook. Illiciaceae); Thiết kế các cấu trúc phân tử nhỏ có khả năng ức chế hoạt tính Interleukin-33… cùng với hơn 20 báo cáo poster xoay quanh các lĩnh vực: tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc, xây dựng quy trình nghiên cứu cơ chế tác động dược phẩm, bào chế thuốc…

nghien cuu khoa hoc 6

ThS. Nguyễn Thanh Nghĩa – Phó trưởng khoa tặng giấy khen cho các Bộ môn

Căn cứ Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 của Chính phủ tại QĐ số 711-QĐ-TTg ngày 13/6/2012; căn cứ chiến lược phát triển của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành; dựa trên cơ sở tầm nhìn, sứ mạng và các điều kiện khách quan và chủ quan, Tổ Nghiên cứu khoa học khoa Dược – trường Đại học Nguyễn Tất Thành đề ra mục tiêu chiến lược phát triển cho giai đoạn 2017-2020 như sau:

  • Đến năm 2020, khoa Dược – trường Đại học Nguyễn Tất Thành trở thành đơn vị đào tạo nguồn nhân lực Dược có chất lượng, uy tín, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương, quốc gia và khu vực. Khoa được mở rộng chuyên ngành đào tạo và có khả năng liên thông, liên kết với các trường đại học – viện đào tạo trong nước và khu vực.
  • Tiếp tục nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu và chất lượng đội ngũ giảng viên của khoa Dược, chủ yếu tập trung vào các định hướng:
  • Cơ sở ngành dược
  • Quản lý và cung ứng thuốc
  • Sản xuất và phát triển thuốc
  • Dược lâm sàng
  • Đảm bảo chất lượng thuốc
  • Dược liệu và dược học cổ truyền
  • Mở ngành và đào tạo thạc sĩ Dược theo chuẩn của Bộ GD&ĐT.
  • Có bài viết khoa học đăng trên các tạp chí có uy tín trên thế giới.
  • Tổ chức và tham gia các hội nghị khoa học để trao đổi kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học với các trường đào tạo lĩnh vực Y Dược.
  • Hợp tác với các trường đại học danh tiếng ở ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học giữa giảng viên và sinh viên.
  • Phát động tinh thần nghiên cứu khoa học từ giảng viên đến sinh viên, đạt 100% giảng viên có đề tài cấp trường.
  • Hợp tác chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học với các viện, trung tâm, các khoa về lĩnh vực Y Dược.
  • Trang bị cho sinh viên tốt nghiệp các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức về nghiên cứu khoa học, định hướng nghiên cứu khoa học cho sinh viên.