Giới thiệu đôi nét về bộ môn
Tên Tiếng Việt: Vi sinh – Ký sinh trùng
Tên Tiếng Anh: Department of Microbiology and Parasitology
Năm thành lập: 2011
Chức năng và nhiệm vụ
Giảng dạy: Bộ môn đảm nhiệm chức năng giảng dạy các học phần cơ sở ngành liên quan đến lĩnh vực sinh học nhằm cung cấp nền tảng Sinh học phân tử, Vi sinh học, Ký sinh trùng học, Công nghệ vi sinh Dược vững chắc để sinh viên Dược hệ cao đẳng và đại học tiếp thu các kiến thức chuyên ngành. Ngoài công tác giảng dạy, bộ môn còn tham gia công tác đảm bảo chất lượng giáo dục, xây dựng chương trình đào tạo, đề cương học phần và các công tác khác theo sự phân công của đơn vị.
Sinh học phân tử: Cung cấp kiến thức về cấu trúc và chức năng của các đại phân tử sinh học như ADN, ARN, protein; Nắm được các quá trình luân chuyển thông tin trong tế bào (sao chép, phiên mã, dịch mã); Các cách thức điều hòa hoạt động gen, các loại đột biến gen & các phương pháp phân tích ADN được ứng dụng trong y dược học
Vi sinh: cung cấp kiến thức về (i) cấu trúc tế bào, các con đường trao đổi chất và đặc điểm di truyền của vi sinh vật; (ii) tác động của kháng sinh trên tế bào vi sinh vật và cơ chế đề kháng kháng sinh; (iii) đặc điểm và năng lực gây bệnh của một số vi sinh vật…
Ký sinh trùng: cung cấp kiến thức về (i) đặc điểm sinh học, chu trình phát triển của ký sinh trùng; (ii) khả năng gây bệnh của một số ký sinh trùng thường gặp ở Việt Nam; (iii) nguyên tắc xét nghiệm ký sinh trùng cơ bản; (iv) tầm quan trọng của ký sinh trùng y học ở Việt Nam.
Sản xuất thuốc 3: cung cấp kiến thức về những công nghệ nền tảng của sinh dược học và một số ứng dụng trong ngành Dược với 05 công nghệ chính: công nghệ lên men, công nghệ enzym, công nghệ tế bào, công nghệ gen và công nghệ miễn dịch đang được áp dụng rộng rãi trong việc sản xuất dược phẩm.
Cơ sở vật chất:
Bộ môn Vi sinh – Ký sinh trùng đã được Ban chủ nhiệm Khoa tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất đáp ứng công tác giảng dạy và nghiên cứu. Đến nay, bộ môn có 03 phòng thí nghiệm đạt chuẩn chất lượng giáo dục được trang bị các thiết bị, máy móc tối tân như: tủ an toàn sinh học cấp II, hệ thống nồi lên men, máy lắc ổn nhiệt, nồi hấp tiệt trùng, máy khử khoáng nước, máy PCR, hệ thống điện di ngang – đứng và hơn 80 kính hiển vi hai mắt…sẵn sàng phục vụ tốt việc giảng dạy thực hành lên đến 50 sinh viên/phòng thí nghiệm.
NCKH: Đến 2019, tập thể giảng viên bộ môn đã và đang thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Bộ Giáo dục và đào tạo, trong đó có một số đề tài được đăng trên tạp chí khoa học cấp trường,
tạp chí chuyên ngành và tham gia một số hội nghị chuyên ngành như:
Nguyễn Thanh Tố Nhi, Trần Hồng Bảo Quyên, Nguyễn Thị Ngọc Tuyết, Trần Công Luận (2014), Nghiên cứu tính đa dạng, di truyền của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam) ở một số tỉnh Nam và Nam Trung Bộ Việt Nam, Tạp chí Y học Tp.HCM.
Le Quang Hanh Thu, Vo Thi Bach Hue, Nguyen Dinh Nga (2015), Biological activities of Taxus wallichiana endophytes, The 1st international conference on pharmacy education and research network of Asean.
Nguyễn Thị Ngọc Yến, Dương Đình Chung, Bùi Hồng Quân, Trần Cát Đông, Nguyễn Văn Thanh (2017), Tối ưu hóa môi trường lên men Saccharomyces boulardii sử dụng ma trận Plackett-Burman và phương pháp đáp ứng bề mặt – thiết kế cấu trúc có tâm, Tạp Chí Dược Học, 499, 49-52.
Phạm Bền Chí, Nguyễn Đinh Nga (2017), Studying on preliminary chemical composition and some biological activities of Boesnbergia pandurata (Roxb.) Schltr Zingiberaceae, The 2nd international conference on Pharmacy education and research network of Asean.
Trinh Phan Cảnh, Thao Le Thi Thanh, Nguyen Thi Ngoc Yen, Nguyen Tu Anh (2018), Antioxidant and antimicrobial activities on clinical urinary infectious strains of Asteraceae medicinal plants, Hội nghị The 1st International Conference on Microbiology and One Health MOH-VN 2018.
Nguyen Thi Ngoc Yen, Phan Canh Trinh, Ton Hoang Dieu, Nguyen Le Phuong Uyen (2019), In vitro susceptibility testing of dermatophytes isolated from hospital of Dermatovenereology in Ho Chi Minh city to ketoconazole and terbinafine, Y Học TP. Hồ Chí Minh, Phụ bản tập 23, Số 2, tr. 55-60.
Phạm Bền Chí, Nguyễn Đinh Nga (2018), Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của hoạt chất kháng vi sinh vật có trong cao chiết thân rễ và rễ Ngải bún (Boesenbergia pandurata (Roxb.) Schltr Zingiberaceae), Y học thành phố Hồ Chí Minh.
Chung Duong Dinh, Yen Nguyen Thi Ngoc, Duc Lam Tri, Quan Nguyen Huu Khanh, Duy Chinh Nguyen, Long Giang Bach (2019), Extraction conditions of Polyphenol, Flavonoid compounds with Antioxidant activity from Veronia amygdalina Del. Leaves: Modeling and optimization of the process using the response surface methodology RSM, Materials Today: Proceedings.
Bên cạnh đó, bộ môn cũng đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu với các cơ sở ngoài trường Đại học Nguyễn Tất Thành như Đại học Y Dược TP.HCM và bệnh viện khu vực TP.HCM.
Hướng dẫn SV:
Về nghiên cứu sinh viên, bộ môn hướng dẫn sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cấp trường, trong đó một số đề tài đã được nghiệm thu như:
– “Phân lập vi nấm có hoạt tính kháng khuẩn và kháng nấm Candida từ đất thuộc Tp.HCM” (2017) do sinh viên Mai Hà Thanh Bình thực hiện, giảng viên Lê Quang Hạnh Thư hướng dẫn.
– “Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết tỏi (Allium sativum L.) trên một số vi khuẩn gây viêm hô hấp trên” (2017) do sinh viên Lê Nguyễn Khắc Tùng thực hiện, giảng viên Nguyễn Thanh Tố Nhi hướng dẫn.
Cũng trong năm 2018, bộ môn hướng dẫn các đề tài khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên Dược sĩ đại học khóa 2013-2018 về lĩnh vực xác định hoạt tính kháng khuẩn các dược liệu, khảo sát tính nhạy cảm các vi sinh vật phân lập từ lâm sàng hay phân lập và định danh các chủng vi sinh vật phục vụ nghiên cứu và giảng dạy – học tập…
Những thành tích đạt được
NCKH (các đề tài nổi bật):
Năm 2016, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Yến tham gia thực hiện 01 đề tài cấp Bộ Giáo dục và đào tạo về lĩnh vực “Nghiên cứu quy trình lên men sản xuất bột nguyên liệu probiotic chứa nấm men Saccharomyces boulardii”.
Định hướng trong những năm tới bộ môn sẽ tập trung nghiên cứu về các chất chuyển hóa thứ cấp có nguồn gốc từ vi sinh vật có hoạt tính kháng vi sinh vật, kháng oxy hóa, kháng ung thư; nghiên cứu về tình hình dịch tễ của đề kháng kháng sinh trong bệnh viện và cộng đồng…
Tài liệu, giáo trình: Tài liệu giảng dạy tại bộ môn là các sách, giáo trình chuyên ngành dược sĩ hệ Cao đẳng và Đại học theo quy định của Bộ Giáo dục – Đào tạo cũng như tham khảo từ những đơn vị khác như Đại học Y Dược Hà Nội, Đại học Y Dược TP.HCM. Tại phòng bộ môn cũng được trang bị tủ chứa tài liệu tham khảo tiếng Việt và nước ngoài để giảng viên và sinh viên có thể nghiên cứu thêm.
GS. TS. Nguyễn Văn Thanh, Tái bản lần thứ 3, Sinh học phân tử (dùng cho đào tạo dược sĩ đại học), NXB Giáo dục Việt Nam
GS.TS. Nguyễn Văn Thanh, 2006, Vi sinh học (sách dùng đào tạo dược sĩ đại học), NXB Y học.
TS. Nguyễn Đinh Nga, 2013, Ký sinh trùng (sách dùng cho đào tạo dược sĩ đại học), NXB Giáo dục Việt Nam
GS.TS. Nguyễn Văn Thanh (2009), Công nghệ sinh học Dược (dùng cho đào tạo Dược sĩ đại học), NXB Giáo dục Việt Nam…
Các khen thưởng
Thành tích tập thể:
Bằng khen tập thể xuất sắc năm 2013, 2018 do Ban chủ nhiệm Khoa trao tặng.
Giải ba Phương pháp giảng dạy tại Hội thảo đổi mới phương pháp giảng dạy Khoa Dược – Trường đại học Nguyễn Tất Thành năm 2017.
Thành tích cá nhân: Cán bộ giảng viên và nhân viên bộ môn được tặng giấy khen danh hiệu Chiến sĩ thi đua, Lao động tiên tiến các cấp trong suốt quá trình công tác tại Khoa.